Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng nhất tạo nên thành công của thể thao. Tuy nhiên ở VN từng xảy ra thực trạng bữa ăn của VĐV không được đảm bảo cả về số lượng và chất lượng.
CHẬM CHÂN LÀ HẾT PHẦN
Thông tư 86/2020/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành đã quy định chi tiết chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với VĐV thể thao thành tích cao. Cụ thể,ĐừngđểVĐVkêuđóiNhữngbữaănthiếuchấvinhomes grand park các VĐV thuộc đội tuyển quốc gia và đội tuyển trẻ quốc gia tập huấn trong nước được hưởng chế độ dinh dưỡng 320.000 đồng/ngày.
Đây là mức tiền được đánh giá phù hợp để mang lại bữa ăn với hàm lượng dinh dưỡng đủ nhiều và đa dạng, giúp VĐV có nguồn năng lượng dồi dào phục vụ tập luyện và thi đấu trong điều kiện đặc thù là cường độ tập luyện liên tục, diễn ra hằng ngày. Ở những nền thể thao phát triển, dinh dưỡng trong thể thao đặc biệt được chú trọng. Theo nghiên cứu của Học viện thể thao NSWIS (Úc), bữa ăn dành cho VĐV rất quan trọng, phải gồm đủ chất đạm (protein), tinh bột (bánh mì, cơm), chất xơ (các loại rau, củ, quả…), các loại thức ăn tốt cho men tiêu hóa (sữa chua)... Ngoài 3 bữa chính, VĐV nên có thêm 2 bữa phụ ở thời điểm chuẩn bị thi đấu, nhằm tích lũy nguồn năng lượng đủ lớn, phục vụ yêu cầu thành tích.
Tuy nhiên trong quá khứ, từng xảy ra tình cảnh nhiều đội tuyển quốc gia không được đảm bảo đủ dinh dưỡng. Trường hợp được Thanh Niênghi nhận ở một đơn vị đào tạo VĐV cách đây vài năm là minh chứng. Một tuyển thủ đã kể lại cảm giác… chua chát khi nói đến những bữa ăn nguội lạnh, rất khó nuốt trôi. Không ăn thì đói, không có sức tập mà ăn thì khổ sở vô cùng. "Mỗi khay đồ ăn có một ít rau cải, một ít khoai tây xào, mấy miếng chả quế, gân bò kho", VĐV này kể lại. Câu chuyện "trâu chậm uống nước đục" đặc biệt đúng ở đây, khi VĐV nào vào phòng ăn muộn thì không chỉ phải ăn những món nguội lạnh, nổi váng mỡ, mà còn chẳng còn đồ ăn ngon khi đã có người đến trước chọn hết.
Khẩu phần ăn với những món được cho là đủ dinh dưỡng không được nấu đều cho tất cả, mà thuộc về VĐV nào nhanh chân vào bếp chọn món. Những ai không may xuống nhà ăn muộn thì có khi ôm bụng đói đi ngủ. Vì lúc ấy, khẩu phần ăn chỉ còn "mấy miếng cổ cánh vịt luộc, toàn xương xẩu chứ không có chút thịt nào, bởi miếng có thịt thì người khác đã lấy mất rồi. Mỗi khi tập xong, cả đội sẽ hò nhau khẩn trương đi ăn, chậm chân một tí thôi, nhìn các khay đồ ăn đã chán chẳng muốn gắp", VĐV này kể lại. Dù chưa có một định lượng cụ thể, nhưng với những bữa ăn chỉ lác đác vài món dành cho mỗi nhóm 5 - 6 người, rất khó để VĐV đảm bảo đủ năng lượng cho tập luyện, thi đấu.
Vụ VĐV bóng bàn kêu đói: Cho thôi việc HLV và trợ lý đội trẻ
RỦI RO CAO KHI PHẢI ĐẶT ĐỒ ĂN NGOÀI
VĐV từng phải chụp bữa ăn của mình lên mạng xã hội rồi than phiền với HLV trưởng hay phụ trách bộ môn. Nhìn những bữa ăn chỉ có 9 miếng sườn rang muối, 1 đĩa rau muống xào, 1 đĩa thịt lợn rim tiêu, 8 miếng chạo cá basa cùng nước rau muống luộc, không ít người cảm thấy xót xa. PVThanh Niêncũng từng chứng kiến những bữa ăn dành cho 6 VĐV nhưng chỉ có 1 đĩa rau muống xào, 1 đĩa thịt heo luộc, 1 đĩa thịt gà rang và nước rau muống luộc. Mỗi VĐV chỉ gắp 1 - 2 đũa là… hết khẩu phần. Người bình thường ăn còn chẳng no, huống gì VĐV vốn phải "đánh đổi" cả tuổi xuân để tập luyện, thi đấu vất vả như thế.
Để khắc phục khâu dinh dưỡng, trước đây nhiều VĐV phải "vá víu" cơn đói bằng cách ăn nhiều cơm cho no, hoặc tiết kiệm tiền rồi đặt mua đồ ăn bên ngoài. Đây là giải pháp vốn dĩ lắm rủi ro. Ăn nhiều cơm, tiêu thụ quá nhiều tinh bột dễ dẫn tới tích mỡ, tăng cân. Trong khi VĐV đặt đồ ăn bên ngoài, khó đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cũng như khiến ban huấn luyện không quản lý được chế độ dinh dưỡng để điều chỉnh giáo án cho phù hợp. Chưa kể đến việc dễ dính đồ ăn có chất tạo nạc, bị coi là doping, chất cấm trong thể thao. Ngoài ra, theo khoa học thể thao, lạm dụng những thức ăn ăn liền, vốn "nịnh vị giác", dễ ăn nhưng nghèo dinh dưỡng dẫn tới suy giảm thể lực, kém phát triển về cơ bắp, thể chất cũng như gây mất tập trung trong thi đấu.
Ở những nền thể thao phát triển, các VĐV được thiết kế khẩu phần ăn phù hợp với thể trạng, nhu cầu dinh dưỡng, giáo án tập luyện của từng người. Nhưng với thể thao VN, chuyện có dinh dưỡng, thực đơn đặc thù chưa hoàn toàn phổ biến.
Thời gian qua, VĐV đã có chế độ dinh dưỡng tốt hơn, các món ăn nhiều và ngon hơn. Cứ ngỡ chuyện những bữa ăn thiếu dinh dưỡng chỉ là của quá khứ, nhưng mới đây một số tuyển thủ đội bóng bàn trẻ quốc gia kêu đói vì bữa ăn không đảm bảo cả chất lượng và số lượng. Một lần nữa công tác quản lý, đào tạo và đảm bảo dinh dưỡng cho VĐV lại bị đặt dấu hỏi. (còn tiếp)
Ngay sau khi báo chí đăng tải về bữa ăn thiếu chất của đội bóng bàn trẻ VN, Cục TDTT đã xác minh ban đầu và trước mắt thay mới ban huấn luyện đội tuyển. Ông Vũ Văn Trung lên thay ông Bùi Xuân Hà để ngồi ghế HLV trưởng; ông Vũ Đình Tuấn thay ông Tô Minh làm trợ lý. Ngày 13.10, ông Phan Anh Tuấn, phụ trách môn bóng bàn Cục TDTT, nộp đơn xin từ chức. Cục TDTT sẽ tiếp tục làm rõ vụ việc và tổng kiểm tra công tác huấn luyện, chăm sóc VĐV ở tất cả đội tuyển trước khi báo cáo lên Bộ VH-TT-DL.